Hậu Giang hướng đến đô thị xanh

Ở tuổi 16, Hậu Giang đang mở mang đô thị theo hướng cân bằng giữa phát triển đô thị với bảo vệ môi trường bền vững, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.

18/05/2020

Địa ốc - Thesaigontimes.vn

 

Sau gần 16 năm tách ra từ Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang đang có tốc độ đô thị hóa tăng từ 24,2% năm 2014 lên 25,9% năm 2019, bình quân mỗi năm trên 0,34%. Khi mới chia tách, toàn tỉnh có chín đô thị gồm tám đô thị loại 5 và một đô thị loại 4, nay tỉnh đã có 16 đô thị.

Năm ngoái, thị xã Long Mỹ, vùng căn cứ kháng chiến xưa, đã được công nhận là đô thị loại 3, thành phố Vị Thanh được công nhận là đô thị loại 2 và thị xã Ngã Bảy chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Trong số 13 đô thị loại 5 có 11 đô thị là thị trấn và hai đô thị còn lại (không phải thị trấn) là Xà Phiên và Cái Sơn.

Tất cả, đang nhắm đến việc cân bằng giữa phát triển đô thị với bảo vệ môi trường bền vững, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Theo sự quy hoạch tới năm 2030-2040, Hậu Giang đang có nhiều dự án kêu gọi đầu tư theo hướng này. Trong đó, tỉnh kỳ vọng đưa hai thành phố Vị Thanh, Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ trở thành các đô thị trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật kết nối với thành phố Cần Thơ và với các tỉnh tiểu vùng Tây sông Hậu. Vào năm 2030, tỉnh sẽ có 19 đô thị, theo hướng “đô thị xanh miền sông nước”.

Cùng với đó, nhiều công trình trọng điểm có sức lan tỏa, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tạo ra diện mạo mới cho tỉnh như hạ tầng khu, cụm công nghiệp, các công trình bờ kè trong đô thị; quốc lộ 61C; bệnh viện đa khoa tỉnh với 500 giường; trụ sở làm việc các cơ quan cấp tỉnh; xây dựng mới các công trình văn hóa – xã hội; giao thông liên vùng, liên đô thị và nội đô… đã được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp; hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải, chiếu sáng đô thị đã và đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp.

 

Tất cả những yếu tố nói trên đang mang đến sức bật mới cho Hậu Giang trong phát triển kinh tế, được kỳ vọng là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản khi mà xu hướng nhà ở vùng ven đang ngày một lên ngôi.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Tiến Châu – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang – chia sẻ: “Tôi nghĩ với môi trường hiền hòa, địa phương có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển xanh”.

Để thu hút nhà đầu tư làm ăn theo hướng này, ông Lê Tiến Châu nói: “Lãnh đạo tỉnh chủ trương phải xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi với thủ tục hành chính được quan tâm đúng mức, để làm sao cắt giảm được chi phí, thời gian cho nhà đầu tư. Chúng tôi luôn xác định công việc của doanh nghiệp cũng như là công việc của chính mình cho nên chúng tôi rất sẵn sàng giúp đỡ, tạo điều kiện và đồng hành cùng doanh nghiệp”

Theo ông Châu, giá đất của Hậu Giang vẫn ở mức thấp trong khi tỉnh ở cạnh Cần Thơ mà hiện quỹ đất của Cần Thơ bắt đầu giảm nên đây là lợi thế để Hậu Giang thu hút đầu tư đô thị xanh.

Với thành phố Vị Thanh, trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, xã hội của Hậu Giang, những ngày đầu đường sá, công sở, nhà cửa còn rất khiêm tốn, nay ở tuổi 16, tỷ lệ đô thị hóa tăng bình quân 1,44%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên hai con số.

Năm 2005 thu nhập bình quân đầu người chưa tới 10 triệu đồng thì nay hơn 50 triệu đồng/người/năm. Sự ra đời của những khu đô thị mới đã góp phần thúc đẩy phát triển nhanh với mạng lưới giao thông rộng mở, cơ sở hạ tầng, nhà cửa khang trang.

ha-tang-7-west ernpearl-14052 020.jpg

Đặc biệt là Kinh xáng Xà No đi ngang qua thành phố, được xây dựng hài hòa với vẻ đẹp sông nước, càng làm tăng giá trị đô thị xanh của Vị Thanh. Dòng kinh này đang được ngành chức năng làm dự án đưa vào khai thác du lịch xanh nối Hậu Giang với Cần Thơ và Kiên Giang.

Ông Lâm Văn Thương, người dân thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Kinh xáng Xà No có bờ kè rất đẹp và khang trang, càng làm cho mình cảm nhận Vị Thanh đổi mới rất nhanh. So với trước 1975, nay Vị Thanh đã thay đổi gấp 100 lần. Từ chỗ tập trung dân vì chiến tranh về đây mua bán, nay đô thị phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, dân trí cũng nâng lên”.

Ông Võ Minh Tâm, Bí thư Thành ủy Vị Thanh, nhận định: “So với một số thành phố khác, chúng tôi có xuất phát điểm thấp hơn. Nhưng mình xác định được tầm quan trọng của việc phát triển đô thị xanh, đặc biệt là đô thị trung tâm của một tỉnh ở vùng sâu, vùng kháng chiến. Cho nên chúng tôi hết sức quyết tâm, tập trung huy động nguồn lực từ vốn nhà nước, tín dụng, doanh nghiệp, nhân dân để mở mang đô thị nhắm đến phát triển xanh và bền vững”.

ha-tang-8-west ernpearl-14052 020.jpg

Nói rõ hơn về giải pháp thu hút vốn đầu thư để mở mang đô thị xanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Lê Tiến Châu, cho biết: “Tỉnh xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cho nên tập trung vào những nguồn lực khác nhau, từ nguồn lực Trung ương đến nguồn lực địa phương và các dự án vay ODA. Gần đây lãnh đạo tỉnh đã thống nhất chủ trương, thống kê lại những diện tích đất công, cho bán đấu giá để có thêm nguồn thu. Đặc biệt là tỉnh đã có những chủ trương, chính sách rất rõ ràng trong việc tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hậu Giang