Trước xu hướng dịch chuyển đầu tư, nhu cầu bất động sản công nghiệp, nhà ở cao cấp và bình dân dự báo sẽ tăng mạnh…
Trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn FDI đăng ký và mua cổ phần, góp vốn vào Việt Nam đạt 14,6 tỷ USD, tăng 81% so cùng kỳ năm 2018.
Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết và ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang khiến dòng vốn FDI từ nhiều Quốc gia có xu hướng đổ mạnh vào Việt Nam. Điều này mở ra không ít cơ hội phát triển cho thị trường bất động sản công nghiệp.
Thu hút FDI là tiền đề vững chắc
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn FDI đăng ký và mua cổ phần, góp vốn vào Việt Nam đạt 14,6 tỷ USD, tăng 81% so cùng kỳ năm 2018. Vốn FDI thực hiện ước đạt 5,7 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Hiệp định CPTPP được ký kết và ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại đang khiến dòng vốn FDI từ nhiều quốc gia có xu hướng đổ mạnh vào Việt Nam. Trong 4 tháng qua, Hồng Kông đã vượt lên dẫn đầu dòng vốn với 4,7 tỷ USD vào Việt Nam, chiếm 32,5% tổng vốn đầu tư.
Hàn Quốc đầu tư 1,98 tỷ USD (13,6%); Singapore đăng ký 1,87 tỷ USD (12,8%); Trung Quốc với 1,69 tỷ USD và Nhật Bản có tổng vốn đầu tư đăng ký 1,3 tỷ USD.
Đáng chú ý, dù đứng thứ 4 về tổng vốn vào Việt Nam, nhưng Trung Quốc dẫn đầu vốn đăng ký mới với 187 dự án mới có giá trị 1,3 tỷ USD
Trước xu hướng dịch chuyển đầu tư như thế, nhu cầu bất động sản công nghiệp, nhà ở cao cấp và bình dân dự báo sẽ tăng mạnh, nhất là các khu vực lân cận Trung Quốc, nơi có khả năng đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng, nhân lực và môi trường đầu tư thông thoáng, hợp lý. Đây chính là tiền đề quan trọng để bất động sản công nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ.
Đón đầu cơ hội phát triển
Làn sóng FDI dịch chuyển về Việt Nam đã tác động tích cực không nhỏ đến ngành dệt may. Đây là cơ hội để các khu công nghiệp dệt may trong cả nước khẳng định lợi thế và thu hút đầu tư.
Thời gian gần đây Khu Công Nghiệp Aurora IP liên tiếp đón nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản,… đến tham quan và tìm hiểu. Số lượng doanh nghiệp quan tâm khu công nghiệp ngày càng tăng khi chủ đầu tư cam kết đã phát triển toàn diện về hạ tầng cơ sở và hạ tầng kỹ thuật với định hướng xanh – sạch – bền vững; sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư thứ cấp từ Quý 2/2019.
Tọa lạc tại Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định – nơi được định hướng trở thành trung tâm dệt may thời trang hàng đầu Việt Nam, Khu Công Nghiệp Aurora IP có nhiều lợi thế hấp dẫn nhà đầu tư.
Khu công nghiệp này sở hữu cơ sở hạ tầng toàn diện gồm hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống đèn chiếu sáng, nhà máy cung cấp nước sạch có tổng công suất thiết kế 170.000m3 /ngày đêm. Nhà máy xử lý nước thải có tổng công suất thiết kế 110.000m3 /ngày đêm. Dịch vụ logistics tối ưu hóa chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả nhờ hệ thống cảng biển kết nối đến khu công nghiệp.Không chỉ tạo môi trường làm việc chất lượng, không gian sống tại Aurora IP cũng được Chủ đầu tư đặc biệt chú trọng khi phát triển hệ thống tiện ích an sinh hiện đại đầy đủ như trường học, bệnh viện, bưu điện; ngân hàng; trung tâm hỗ trợ và tư vấn lao động; khu nhà ở công nhân; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; nhà hàng, cà phê, cùng các dịch vụ an sinh thương mại khác,…
Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện ban đầu thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, Aurora IP cam kết hỗ trợ nhà đầu tư xuyên suốt quá trình hoạt động tại khu công nghiệp; hỗ trợ các vấn đề hoàn thiện thủ tục như đăng ký chứng chỉ quy hoạch, đăng ký giấy chứng nhận đầu tư, lập giải trình kinh tế – kỹ thuật, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường,…
Đón đầu cơ hội dòng vốn FDI tăng nhanh, Aurora IP nói riêng, các khu công nghiệp dệt may hiện đại tại Việt Nam nói chung sẽ phát huy lợi thế, trở thành điểm đến của dòng vốn FDI, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy ngành dệt may phát triển.