Quy hoạch vùng TP. HCM mở rộng: Nhân tố chính cho đại đô thị phát triển

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ công bố bản điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP. HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Ngay sau khi quy hoạch được công bố, các Tỉnh Thành lân cận với TP. HCM lập tức xuất hiện những dự án đại đô thị lớn.

05/09/2020

Gia Huy - Viet Nam Finance

 

Thực tế, từ năm 2019 tới nay, hàng loạt Tỉnh Thành lân cận TP. HCM đã đón sóng dự án đại đô thị phát triển.

Cơ hội từ một bản quy hoạch
Theo bản Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP. HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/12/2017, phạm vi đã mở rộng không chỉ ở các tỉnh ven TP. HCM như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, mà đã xuất hiện những tiểu vùng xa hơn là các Tỉnh, Thành Phố cách TP. HCM hàng trăm km.

Đơn cử, tại tiểu vùng phía Bắc – Tây Bắc TP. HCM, phạm vi mở rộng gồm Tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và một phần Tỉnh Bình Dương. Trong đó, đô thị Chơn Thành – Đồng Xoài của Tỉnh Bình Phước là cực tăng trưởng trên trục hành lang kinh tế dọc Quốc Lộ 13. Đô thị Trảng Bàng – Gò Dầu – Hà Thành, Tỉnh Tây Ninh là cực tăng trưởng trên trục hành lang phía Tây Bắc dọc Quốc Lộ 22.

Quy hoạch nêu rõ, Tỉnh Tây Ninh sẽ phát triển các chức năng về kinh tế cửa khẩu, kho vận, trung chuyển hàng hóa trên trục hành lang Xuyên Á. Ngoài ra, sẽ phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, trồng cây công nghiệp; phát triển du lịch sinh thái rừng, du lịch văn hóa lịch sử tầm Quốc gia, Quốc tế, có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước, bảo tồn cảnh quan rừng và đa dạng sinh học vùng TP. HCM. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 khoảng 45 – 50%.

Trong khi đó, Tỉnh Bình Phước sẽ đóng vai trò là cửa ngõ quan trọng phía Bắc vùng TP. HCM, kết nối với vùng Tây Nguyên, vùng sông Mê Kông mở rộng các nước ASEAN. Còn Tỉnh Tiền Giang phát triển kinh tế về nông nghiệp chuyên canh trồng lúa, vườn cây ăn trái, thủy sản, du lịch sinh thái đặc trưng sông nước, là trung tâm kho vận về nông sản phía Tây Nam, trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học quốc gia, trung tâm dịch vụ, giáo dục, đào tọa, y tế của tiểu vùng.

Bà Phan Thị Mỹ Linh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, đây là các đô thị thuộc Tỉnh quanh TP. HCM, các đô thị này cũng sẽ là các đô thị chuyên ngành, có vai trò tạo động lực trong vùng trên cơ sở tăng cường sự liên kết và khai thác hiệu quả hệ thống đường Vành Đai 3, 4. Cũng như các trục hành lang kinh tế giữa TP. HCM với các Tỉnh như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre…

Nhiệm vụ của các tiểu vùng này là khai thác, chia sẻ và liên kết các chức năng lợi thế riêng của từng đô thị, đặc biệt là các đô thị trung tâm của tiểu vùng nhằm phát huy thế mạnh của toàn vùng. Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đô thị, cấu trúc đô thị hài hòa với cảnh quan tự nhiên, ưu tiên hình thành các vùng không gian xanh nông, lâm nghiệp. Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế phát triển theo mô hình đô thị lan tỏa. Hình thành hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại và các công trình hạ tầng cấp vùng.

Cũng theo bà Linh, các tiểu vùng này sẽ có nhiều lợi thế về đầu tư dự án giao thông kết nối. Trong đó, sẽ ưu tiên phát triển các dự án trọng điểm cấp Quốc tế, quốc gia và vùng tại đô thị trung tâm nhằm tạo ra động lực chính phát triển lan tỏa các tiểu vùng khác trong vùng. Tập trung ưu tiên đầu tư các dự án có vai trò tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội các vùng và các Tỉnh trong vùng theo lĩnh vực cụ thể.

Cơ hội cho dự án đại đô thị phát triển
Đánh giá về bản quy hoạch vùng TP. HCM mở rộng này, PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, Nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM cho rằng, đây sẽ là một lợi thế cho các Tỉnh, Thành Phố lân cận TP. HCM đón sóng nhà đầu tư trong và ngoài nước tới phát triển mạnh các dự án bất động sản lớn, quy mô đại đô thị.

Theo ông Hiệp, từ trước tới nay, các Tỉnh lân cận TP. HCM chưa được chú ý đầu tư xứng tầm về giao thông cũng như y tế, giáo dục và trung tâm thương mại, nhưng bản quy hoạch vùng điều chỉnh này đã tạo cho các tỉnh trên một vị thế mới, đó là kinh tế vùng và đầu tư những dự án giao thông cũng như giáo dục, y tế… bài bản. Tất cả sẽ tạo cho các địa phương một vị thế mới để hút nhà đầu tư vào phát triển, giảm tải cho TP. HCM trong việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại.

Bên cạnh đó, về mô hình phát triển, vùng TP. HCM với mô hình tập trung – đa cực, đảm bảo sự thống nhất, cân bằng trong phát triển vùng và thích ứng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Về cấu trúc không gian, vùng TP. HCM được phân ra thành các tiểu vùng và trục hành lang phát triển kinh tế. Cụ thể, các tiểu vùng gồm tiểu vùng đô thị trung tâm là TP. HCM và vùng phụ cận tại các Tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai; tiểu vùng phía Đông gồm các Tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu; tiểu vùng phía Bắc – Tây Bắc gồm các Tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và phía Bắc Tỉnh Bình Dương; tiểu vùng phía Tây Nam gồm các Tỉnh Tiền Giang và Long An.

Các trục hành lang kinh tế trọng điểm cũng đã mở rộng theo trục hành lang phía Đông Nam dọc Quốc Lộ 51 với chuỗi các đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu, trong đó, TP. Vũng Tàu và TP. Bà Rịa là cực tăng trưởng. Trục hành lang phía Đông dọc Quốc Lộ 1 gồm chuỗi các đô thị Dầu Giây, Long Khánh, Gia Ray (Đồng Nai), trong đó đô thị Long Khánh là cực tăng trưởng.

Trục hành lang phía Bắc dọc Quốc lộ 13 gồm chuỗi các đô thị Bàu Bàng (Bình Dương), Chơn Thành, Bình Long, Hoa Lư – Lộc Ninh, Đồng Xoài (Bình Phước), trong đó đô thị Chơn Thành là cực tăng trưởng. Trục hành lang phía Tây Bắc dọc Quốc Lộ 22, 22B gồm chuỗi các đô thị Trảng Bàng, Phước Đông – Bời Lời, Gò Dầu, Mộc Bài – Bến Cầu, Hòa Thành, Tây Ninh, Tân Biên, Xa Mát (Tây Ninh), trong đó các đô thị Trảng Bàng – Gò Dầu, TP. Tây Ninh là cực tăng trưởng. Trong khi đó, trục hành lang phía Tây Nam dọc Quốc Lộ 1 gồm chuỗi các đô thị Bến Lức, Tân An (Long An), Mỹ Tho, Cai Lậy (Tiền Giang), trong đó TP. Tân An – TP. Mỹ Tho là cực tăng trưởng.

“Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP. HCM lần này không chỉ đáp ứng mong muốn của TP. HCM, mà còn là sự kết nối chặt chẽ giữa các tỉnh, thành phố; đồng thời xác định được thế mạnh của từng địa phương, từng khu vực. Đặc biệt, vai trò trung tâm của TP. HCM để 8 địa phương trong vùng TP. HCM phát triển nhanh, bền vững”, ông Hiệp nói.

Thực tế, từ năm 2019 tới nay, hàng loạt Tỉnh Thành lân cận TP. HCM đã đón sóng dự án đại đô thị phát triển. Đơn cử như Đồng Nai mới đây, dự án AquaCity của Tập đoàn bất động sản Novaland xây dựng tại TP. Biên Hòa với diện tích hơn 1.800ha gồm các sản phẩm nhà phố, biệt thự… với đầy đủ tiện ích như y tế, giáo dục, vui chơi giải trí. Tại Long An, Tập Đoàn Trần Anh Group với dự án Phú An City với diện tích hơn 100ha với các sản phẩm chung cư cho người thu nhập thấp, nhà phố, biệt thư, bệnh viện dưỡng lão.

Đô thị phát triển tiềm năng tại Bình Phước

Tại Bình Phước, Tập Đoàn Cát Tường cũng phát triển thành công dự án dự án Cát Tường Phú Hưng với diện tích 92.7ha, bao gồm các sản phẩm nhà phố, biệt thự… Các Tập Đoàn lớn như VinGroup, Hưng Thịnh Corp, Him Lam Land, Nam Group, FLC… cũng đã phát đi thông báo hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án lớn tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bình Phước… Các dự án này dự kiến bắt đầu phát triển vào năm 2021.

THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỊA ỐC CÁT TƯỜNG
VPGD tại TPHCM: 259A Nguyễn Văn Trỗi, P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
VPGD tại Cần Thơ: Số 357, đường 30 Tháng 4, P.Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ
VPGD tại Hậu Giang: Khu Đô Thị Cát Tường Western Pearl 1, số 2 Trần Hưng Đạo, P.5, TP. Vị Thanh, Hậu Giang.
Website: www.cattuonggroup.com.vn – www.cattuongphuhung.vn.
Fanpage: www.facebook.com/tapdoandiaoccattuong – www.facebook.com/duancattuongphuhung
Tổng đài CSKH: 1900 2836 (phím 0)
Hotline: 0945 717 170